Ngành Kế toán là gì?
Kế toán là một hệ thống thông tin nhằm cung cấp thông tin định lượng để giúp cho chủ doanh nghiệp và các bên liên quan sử dụng ra quyết định kinh tế.
Học ra trường làm gì?
– Nhân viên kế toán tiền mặt, kế toán hàng tồn kho, kế toán doanh thu
– chi phí, kế toán công nợ phải thu – phải trả, kế toán nguồn vốn, kế toán thuế; trong tương lai có thể trở thành kế toán trưởng, nhà quản lý quỹ, kiểm toán viên nội bộ, giám đốc tài chính.
– Chuyên viên phân tích và tư vấn về kế toán, thuế, tài chính; triển vọng trong tương lai có thể trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn về kế toán, thuế, tài chính.
– Trợ lý kiểm toán, trong tương lai có thể trở thành trưởng nhóm kiểm toán, kiểm toán viên cao cấp.
– Nghiên cứu viên, giảng viên có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học, các cơ sở nghiên cứu.
Ban Lãnh đạo Khoa Kế toán tổ chức sinh hoạt chuyên đề hàng tháng với các chuyên gia cho sinh viên trong Khoa để nâng cao kiến thức
Ngành này học những gì?
– Cung cấp kiến thức nền tảng về kế toán.
– Cung cấp các kiến thức về Kế toán tài chính, kế toán quản trị, hệ thống thông tin kế toán, kiểm toán.
Cung cấp các kiến thức về Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp đặc thù, các quyết định ngắn hạn và dài hạn trong kế toán quản trị, chu trình luân chuyển thông tin trong hệ thống kế toán, kiểm toán nội bộ, kế toán hành chính sự nghiệp.
– Cung cấp các kiến thức chuyên sâu và bổ trợ trong ngành kế toán cụ thể: Kế toán thuế, kế toán ngân hàng, phân tích tài chính, các phần mềm về kế toán.
Ngành Kế toán học trong bao lâu?
– Thời gian toàn khóa học: Từ 3,5 – 4 năm đào tạo.
– 08 học kỳ và 03 học kỳ hè.
Nhà trường cam kết Kiến thức – Năng lực – Kỹ năng
– Kiến thức: Nhớ, hiểu và vận dụng được các kiến thức trong công việc kế toán; Tham gia vị trí kế toán tổng hợp, kế toán trưởng trong doanh nghiệp thương mại; doanh nghiệp xây lắp; doanh nghiệp sản xuất; doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu; đảm nhận làm kế toán dịch vụ cho các loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá được các báo kế toán từ đó đề xuất lên Ban lãnh đạo các giải pháp nâng cao tốt hoạt động kế toán nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung trong doanh nghiệp.
– Kỹ năng: Vận dụng được các kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán đáp ứng thời đại công nghệ 4.0.
– Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tôn trọng pháp luật, văn hóa trong tổ chức; thể hiện trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân; sẵn sàng làm việc với tinh thần kỷ luật cao, có lối sống tích cực, hướng về cộng đồng; Có khả năng nghiên cứu và học tập thường xuyên, suốt đời bằng cách thi và đạt các chứng chỉ hành nghề kế toán – kiểm toán, chứng chỉ kế toán trưởng, chứng chỉ kế toán viên, chứng chỉ kiểm toán viên.
Ngoài các hoạt động học thuật Khoa còn thường xuyên tổ chức những hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên trau dồi kỹ năng mềm
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp – Sinh viên năm Nhất: tham gia vào dự án “Trở thành tập sự viên kế toán” và đảm nhận được các vị trí: thu ngân tại siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng; nhân viên kế toán bán hàng và nhân viên kho trong các doanh nghiệp. – Sinh viên năm Hai: tham gia vào dự án “Chinh phục nghề kế toán” và đảm nhận được các vị trí kế toán viên gồm: nhân viên kế toán tiền lương; kế toán kho; kế toán thu chi tiền mặt; kế toán công nợ; kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp, công ty; đảm nhận làm kế toán dịch vụ cho các công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại. – Sinh viên năm Ba: tham gia vào dự án “Nâng tầm nghề kế toán” và đảm nhận được vị trí nhân viên kế toán tổng hợp trong các doanh nghiệp thương mại; doanh nghiệp xây lắp; doanh nghiệp sản xuất; doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, khai báo thuế, trợ lý kiểm toán; đảm nhận làm kế toán dịch vụ cho các doanh nghiệp thương mại; doanh nghiệp xây lắp; doanh nghiệp sản xuất; doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. – Sinh viên năm Tư: Thực hiện khóa luận tốt nghiệp và tham gia dự án kế toán tổng hợp mô phỏng trở thành “Cử nhân kế toán” và nâng cao khả năng nghiên cứu và học tập thường xuyên, suốt đời bằng cách thi và đạt các chứng chỉ hành nghề kế toán – kiểm toán, chứng chỉ kế toán trưởng, chứng chỉ kế toán viên, chứng chỉ kiểm toán viên. Tiến đến khởi nghiệp thành lập công ty dịch vụ kế toán – kiểm toán sau khi đạt được các chứng chỉ theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
Học tại Trường Đại học Bình Dương có gì khác biệt?
– Được học lý thuyết gắn với thực hành thông qua các dự án nghề nghiệp. Đặc biệt được học và thực hành tại phòng kế toán mô phỏng, làm việc theo dự án hàng năm với các doanh nghiệp liên kết với Trường.
– Đội ngũ giảng viên lâu năm, có kinh nghiệm làm công tác kế toán thực tế trong các loại hình doanh nghiệp.
– Được kiến tập và thực tập tại các đơn vị, doanh nghiệp có ký kết hợp tác với BDU trên địa bàn Bình Dương (Ngân hàng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán kiểm toán).
– Được ưu đãi học bổng và có công việc ngay khi còn là sinh viên.
– Hợp tác với các trường đại học nổi tiếng và liên thông, trao đổi sinh viên với các trường như: Trường Đại học Benedictine – Hoa Kỳ; Trường Đại học Quốc tế Kobe – Nhật bản; Trường Đại học Bách khoa Saint Petersburg – Nga; Trường Đại học Khoa học và Công nghệ AGH – Ba Lan…
Khối thi nào có thể đăng ký?
– A00 (Toán – Lý – Hóa) – A01 (Toán – Lý – Tiếng Anh)
– C00 (Ngữ văn – Sử – Địa)
– D01 (Toán – Ngoại ngữ – Ngữ văn)