Đánh giá cơ hội thị trường một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Cà Mau trong thời kỳ hội nhập hiện nay

Thứ hai - 19/08/2019 05:35

Thực hiện Quyết định số 814/QĐ-UBND ngày 23/5/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt kế hoạch tái cơ cấu các ngành hàng chủ lực trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2010. Chiền ngày 16/8/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đã tổ chức diễn đàn “Trao đổi, hỗ trợ các huyện, thành phố Cà Mau trong kết nối, tiêu thụ các ngành hàng chủ lực của địa phương”.

Ths. Từ Hữu Công – Khoa Kinh tế trình bày tham luận tại diễn đàn

Tham gia tại diễn đàn, Khoa Kinh tế – Trường Đại học Bình Dương đã có bài tham luận với chủ đề: “Đánh giá cơ hội thị trường một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Cà Mau trong thời kỳ hội nhập hiện nay”.

Với định hướng tái cơ cấu các ngành chủ lực tại địa phương, các ngành hàng chủ lực theo chuỗi bước đầu cũng được các nhà đầu tư chú trọng và phát triển như: Tôm, Cua, Lúa, Gỗ. Việc tổ chức các ngành hàng này theo mô hình liên kết chuỗi với các cấp độ, trong đó quy mô sản xuất lớn của doanh nghiệp, Hợp tác xã phải tập trung cao để xuất khẩu, quy mô vừa và nhỏ sản xuất cung cấp cho thị trường trong nước và phát triển các ngành chủ lực với các đặc sản gắn với nuôi hữu cơ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng khó tính, đòi hỏi chất lượng sản phầm cao.

Trả lời tại buổi Toạ đàm diễn ra cùng ngày, với câu hỏi được đặt ra từ các Doanh nghiệp, Hợp tác xã: “Theo ông, khó khăn lớn nhất khi thực hiện liên kết là gì?”

Ths. Từ Hữu Công (thứ 2, từ trái sang) tham gia tại buổi Toạ đàm

Ths. Từ Hữu Công cho rằng: “Có hai khó khăn lớn nhất hiện nay đó là: Thứ nhất, liên kết nhiều nơi còn hình thức cho nên chưa hấp dẫn để thu hút hộ nông dân tự nguyện tham gia; đầu ra của sản phẩm chưa thật sự ổn định, vẫn còn xảy ra tình trạng được mùa mất giá; Thứ hai, phát triển sản xuất với quy mô lớn, theo chuỗi giá trị gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi trên cơ sở phát huy lợi thế chưa trở thành phổ biến”.

Tại buổi toạ đàm, các Doanh nghiệp, các Hợp tác xã đã đặt vấn đề cần sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các trường Đại học hướng dẫn trong việc marketing các sản phẩm chủ lực của Cà Mau vào thị trường, cũng như việc bảo quản nông sản sau thu hoạch…Ths. Công cho rằng, đây là điểm đáng chú ý mà các Khoa như: Kinh tế, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thông tin quan tâm, không những giúp được người nông dân tại Cà Mau mà qua đây, các Khoa sẽ định hướng được cho sinh viên biết khởi nghiệp từ trên ghế nhà trường thông qua các dự án thực tế tại địa phương.

Tin, ảnh: Khoa Kinh tế – Trường Đại học Bình Dương

Tác giả: admin_kt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Maps
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây