6 sai lầm ngớ ngẩn khiến bạn “mất điểm” khi phỏng vấn
- Thứ hai - 25/05/2020 22:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Một hồ sơ hoàn hảo chỉ là chìa khóa để bạn mở cánh cửa bước vào vòng phỏng vấn xin việc. Tất cả những điều bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn sẽ là yếu tố quan trọng quyết định kết quả bạn có được chọn hay không. Có những sai lầm ngớ ngẩn khiến bạn mất điểm trầm trọng trong mắt nhà tuyển dụng mà bạn không ngờ đến. Chia sẻ về vấn đề này, Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng Careerlink.vn lưu ý 6 lỗi bạn nên tránh khi tham gia phỏng vấn, hãy cùng tham khảo nhé!
✅ Ngoại hình không chỉnh chu Ngoại hình không phải là yếu tố quyết định kết quả phỏng vấn nhưng phần nào thể hiện sự chuyên nghiệp và kỹ năng của bạn. Sự chỉnh chu từ khuôn mặt đến trang phục sẽ tạo cho người khác có cái nhìn dễ chịu và cảm tình hơn với bạn, đồng thời nó còn thể hiện sự tôn trọng đối với người phỏng vấn. Hãy ăn mặc phù hợp, đầu tóc gọn gàng, tránh xuề xòa hoặc diện trang phục nhàu nhĩ, mang dép lê thiếu lịch sự…
✅ Kể lể nhiều về đời tư Một số ứng viên có thói quen sa đà vào việc kể lể đời tư của mình như chuyện chồng con, bạn bè hay các mối quan hệ xã hội trong cuộc phỏng vấn. Đây thực sự là một sai lầm ngớ ngẩn. Nên nhớ nhà tuyển dụng không có nhu cầu muốn nghe những điều này. Điều mà họ thực sự quan tâm là năng lực, kinh nghiệm cùng với các phẩm chất của bạn để xem có phù hợp với các tiêu chí họ đề ra hay không. Nói nhiều về chuyện riêng tư chỉ gây nhàm chán và mất thời gian của nhà tuyển dụng và tất nhiên không ai đánh giá cao ứng viên này.
✅ Không nhớ những điều đã viết trong CV (hồ sơ cá nhân) Ứng viên trả lời câu hỏi phỏng vấn không hề khớp với những điều đã viết trong hồ sơ. Có thể bạn quên hoặc có thể là hậu quả của việc nói dối. Dù chỉ là những chi tiết nhỏ nhưng qua đó, nhà tuyển dụng có cách riêng của họ để kiểm tra xem bạn có trung thực, có vững lập trường hay không. Chính vì vậy, nhớ đọc kỹ hồ sơ xin việc và luyện tập trước một số câu trả lời trước khi bước vào cuộc phỏng vấn chính thức để tránh được sai lầm này.
✅ Giả vờ tỏ ra hiểu biết nhưng thực sự thì không Rất nhiều ứng viên giả vờ rằng mình hiểu rất rõ điều mà người tuyển dụng đang nói trong khi thực sự thì không. Cách tốt nhất khi được hỏi hỏi đến vấn đề mà bạn không biết rõ, bạn nên thẳng thắn trả lời “Tôi thực sự không hiểu nhiều về vấn đề này, anh/ chị có thể nói cho tôi biết được không? Lưu ý là không nên lấp liếm hoặc thao thao bất tuyệt để lộ rõ cái sai gây mất điểm trầm trọng.
✅ Không làm chủ được cảm xúc Nếu bạn đang gặp một chuyện buồn hay chuyện không ưng ý, trong lòng đang cảm thấy rất buồn rầu hay bực bội… nhưng lại không giấu nó một cách khéo léo mà lại để lộ ra trên nét mặt và giọng nói. Bạn vừa gặp một chuyện không may trên đường đi phỏng vấn, nên vừa gặp người tuyển dụng bạn liền kể lể, than thở… Hoặc trường hợp khi nghe người phỏng vấn nói về mức lương quá thấp so với kỳ vọng, bạn liền ngay lập tức xịu mặt thất vọng, khi được nói về các công việc phải đảm đương quá nhiều bạn liền nhíu mày chán nản… Đây là những sai lầm gây mất điểm mà những người không làm chủ được cảm xúc thường mắc phải.
✅ Cố gắng trở thành một người khác không phải là chính bạn Các tiêu chí mà công ty đưa ra cho ứng viên có vẻ như không phải dành cho bạn, không thích hợp với bạn. Chẳng hạn, họ cần một người giao tiếp giỏi, hài hước, năng động, có kỹ năng thuyết phục khách hàng và thích di chuyển, yêu du lịch khám phá… để đáp ứng cho công việc. Tuy nhiên, bạn không phải là tuýp người như vậy. Bạn là người ít đi du lịch, nghiêm túc, ngại đi xa từ tỉnh này qua tỉnh nọ, chỉ muốn được ngồi văn phòng hoặc làm việc quanh trong thành phố… Và điều bạn làm là cố tỏ ra mình là người phù hợp với những điều mà công việc yêu cầu. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng sẽ rất tinh tế để nhận ra tính chất con người bạn. Chưa kể, khi thực sự bước vào quá trình làm việc bạn sẽ gặp không ít khó khăn hoặc mất nhiều thời gian để bắt đầu lại.
📙📙📙 Tóm lại, đừng để công sức bạn chuẩn bị “đổ sông đổ biển” vì những sai lầm ngớ ngẩn. Vòng phỏng vấn là thời điểm bạn vận dụng hết khả năng để thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn cần tránh những lỗi trên để trở thành ứng viên chuyên nghiệp, tự tin, văn minh và chinh phục ngay cả nhà tuyển dụng khó tính nhất bạn nhé.
✅ Ngoại hình không chỉnh chu Ngoại hình không phải là yếu tố quyết định kết quả phỏng vấn nhưng phần nào thể hiện sự chuyên nghiệp và kỹ năng của bạn. Sự chỉnh chu từ khuôn mặt đến trang phục sẽ tạo cho người khác có cái nhìn dễ chịu và cảm tình hơn với bạn, đồng thời nó còn thể hiện sự tôn trọng đối với người phỏng vấn. Hãy ăn mặc phù hợp, đầu tóc gọn gàng, tránh xuề xòa hoặc diện trang phục nhàu nhĩ, mang dép lê thiếu lịch sự…
✅ Kể lể nhiều về đời tư Một số ứng viên có thói quen sa đà vào việc kể lể đời tư của mình như chuyện chồng con, bạn bè hay các mối quan hệ xã hội trong cuộc phỏng vấn. Đây thực sự là một sai lầm ngớ ngẩn. Nên nhớ nhà tuyển dụng không có nhu cầu muốn nghe những điều này. Điều mà họ thực sự quan tâm là năng lực, kinh nghiệm cùng với các phẩm chất của bạn để xem có phù hợp với các tiêu chí họ đề ra hay không. Nói nhiều về chuyện riêng tư chỉ gây nhàm chán và mất thời gian của nhà tuyển dụng và tất nhiên không ai đánh giá cao ứng viên này.
✅ Không nhớ những điều đã viết trong CV (hồ sơ cá nhân) Ứng viên trả lời câu hỏi phỏng vấn không hề khớp với những điều đã viết trong hồ sơ. Có thể bạn quên hoặc có thể là hậu quả của việc nói dối. Dù chỉ là những chi tiết nhỏ nhưng qua đó, nhà tuyển dụng có cách riêng của họ để kiểm tra xem bạn có trung thực, có vững lập trường hay không. Chính vì vậy, nhớ đọc kỹ hồ sơ xin việc và luyện tập trước một số câu trả lời trước khi bước vào cuộc phỏng vấn chính thức để tránh được sai lầm này.
✅ Giả vờ tỏ ra hiểu biết nhưng thực sự thì không Rất nhiều ứng viên giả vờ rằng mình hiểu rất rõ điều mà người tuyển dụng đang nói trong khi thực sự thì không. Cách tốt nhất khi được hỏi hỏi đến vấn đề mà bạn không biết rõ, bạn nên thẳng thắn trả lời “Tôi thực sự không hiểu nhiều về vấn đề này, anh/ chị có thể nói cho tôi biết được không? Lưu ý là không nên lấp liếm hoặc thao thao bất tuyệt để lộ rõ cái sai gây mất điểm trầm trọng.
✅ Không làm chủ được cảm xúc Nếu bạn đang gặp một chuyện buồn hay chuyện không ưng ý, trong lòng đang cảm thấy rất buồn rầu hay bực bội… nhưng lại không giấu nó một cách khéo léo mà lại để lộ ra trên nét mặt và giọng nói. Bạn vừa gặp một chuyện không may trên đường đi phỏng vấn, nên vừa gặp người tuyển dụng bạn liền kể lể, than thở… Hoặc trường hợp khi nghe người phỏng vấn nói về mức lương quá thấp so với kỳ vọng, bạn liền ngay lập tức xịu mặt thất vọng, khi được nói về các công việc phải đảm đương quá nhiều bạn liền nhíu mày chán nản… Đây là những sai lầm gây mất điểm mà những người không làm chủ được cảm xúc thường mắc phải.
✅ Cố gắng trở thành một người khác không phải là chính bạn Các tiêu chí mà công ty đưa ra cho ứng viên có vẻ như không phải dành cho bạn, không thích hợp với bạn. Chẳng hạn, họ cần một người giao tiếp giỏi, hài hước, năng động, có kỹ năng thuyết phục khách hàng và thích di chuyển, yêu du lịch khám phá… để đáp ứng cho công việc. Tuy nhiên, bạn không phải là tuýp người như vậy. Bạn là người ít đi du lịch, nghiêm túc, ngại đi xa từ tỉnh này qua tỉnh nọ, chỉ muốn được ngồi văn phòng hoặc làm việc quanh trong thành phố… Và điều bạn làm là cố tỏ ra mình là người phù hợp với những điều mà công việc yêu cầu. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng sẽ rất tinh tế để nhận ra tính chất con người bạn. Chưa kể, khi thực sự bước vào quá trình làm việc bạn sẽ gặp không ít khó khăn hoặc mất nhiều thời gian để bắt đầu lại.
📙📙📙 Tóm lại, đừng để công sức bạn chuẩn bị “đổ sông đổ biển” vì những sai lầm ngớ ngẩn. Vòng phỏng vấn là thời điểm bạn vận dụng hết khả năng để thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn cần tránh những lỗi trên để trở thành ứng viên chuyên nghiệp, tự tin, văn minh và chinh phục ngay cả nhà tuyển dụng khó tính nhất bạn nhé.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại